Lượt xem: 5518

“Phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội”

Đó là một trong những “Tư tưởng chiến lược phát triển tổng thể của đất nước ta trong giai đoạn tới là phát triển nhanh và bền vững, bảo đảm gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó: Phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên”, được nêu ra trong bài viết quan trọng với tiêu đề “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vừa qua.

    Nhìn lại những thành tựu qua 75 năm thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), thành tựu nổi bật của 35 năm đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh, trong đó có 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, cho thấy đất nước ta đã có những bước phát triển toàn diện có ý nghĩa lịch sử trên hầu hết những lĩnh vực. Trong đó, văn hóa phát triển đa dạng, phong phú trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trở thành nguồn lực phát triển đất nước. Nhận thức của Đảng, Nhà nước Nhân dân về vai trò của văn hóa trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày càng đầy đủ và nâng cao. Nhân tố văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội đã được coi trọng, gắn văn hóa với phát triển... Nhiều giá trị văn hóa, sáng tạo văn hóa mới của nhân loại được tiếp nhận góp phần làm phong phú và nâng cao đời sống văn hóa của người dân.


Tranh cổ động về phát triển văn hóa

    Báo cáo của Ban Tuyên giáo Trung ương sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, cho biết: Nhận thức văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội tiếp tục tác động tích cực tới các tầng lớp xã hội. Nhận thức về quan điểm, nhiệm vụ xây dựng văn hóa, con người đã được nâng lên, nhất là những nhiệm vụ mới xây dựng văn hóa trong chính trị, trong kinh tế, phát triển công nghiệp văn hóa... Tư duy xây dựng con người có nhân cách, xác định con người là trung tâm của quá trình phát triển có tiến bộ hơn. Vai trò của văn hóa, con người ngày càng thể hiện và tác động lớn trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội…

    Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW, những kết quả đạt được còn khiêm tốn so với yêu cầu phát triển đất nước. Những năm qua kinh tế liên tục tăng trưởng cao, đời sống vật chất nâng lên nhưng đời sống văn hóa tinh thần chưa theo kịp, một số mặt tiêu cực chưa được ngăn chặn, thậm chí gia tăng; giá trị, chuẩn mực về con người Việt Nam tuy đã được hình thành nhưng chưa thực sự rõ nét; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong nội bộ, đã bước đầu được ngăn chặn, song chưa được đẩy lùi; một số mặt đạo đức xã hội có biểu hiện xuống cấp nghiêm trọng; tình trạng tham nhũng, quan liêu, mất dân chủ, cửa quyền, hách dịch, thu vén lợi ích cá nhân... còn xảy ra ở nhiều nơi, gây lo lắng, bất bình trong xã hội.

    Trong bài viết “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng Động lực và nguồn lực cho phát triển đất nước trong giai đoạn mới là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hóa, con người Việt Nam; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại”. Cũng theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: “... truyền thống đoàn kết, lòng yêu nước, tình nhân ái và ý chí kiên cường của dân tộc ta, nhân dân ta; tuyệt đối không bao giờ được tự mãn, chủ quan, lơ là; càng trong khó khăn, thử thách, phẩm chất và truyền thống đó càng phải được phát huy, càng phải được nhân lên gấp bội”.

    Để phát triển văn hóa trở thành là nền tảng tinh thần của xã hội, như Nghị quyết số 33-NQ/TW đề ra: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

    Mới đây, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 76-KL/TW, ngày 04-6-2020 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Bộ Chính trị yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xác định rõ xây dựng và phát triển văn hóa, con người là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.  


Đua ghe Ngo thể hiện bản sắc văn hóa, sự giao lưu và tình đoàn kết của người Khmer Nam Bộ.

    Để thực hiện tốt Kết luận số 76-KL/TW của Bộ Chính trị, thiết nghĩ các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và cán bộ, đảng viên cần quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Kết luận số 76 của Bộ Chính trị; thể chế hoá đầy đủ và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hoá; tập trung xây dựng con người phát triển toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống văn hoá của quê hương, đất nước; đẩy mạnh xây dựng môi trường và đời sống văn hoá lành mạnh gắn với các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, “xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hoá của địa phương; huy động các nguồn lực tham gia phát triển văn hoá; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ, tổ chức đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đối với xây dựng và phát triển văn hoá, con người toàn diện...

    Có như thế, Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI và Kết luận số 76-KL/TW của Bộ Chính trị mới đi vào cuộc sống, văn hóa mới thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước trong giai đoạn mới.

Quốc Hùng



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 58
  • Hôm nay: 6029
  • Trong tuần: 76,736
  • Tất cả: 11,800,056